Nguồn gốc nam châm dẻo
Năm 2001, tại Đại học Nebraska-Lincoln đã tạo ra nam châm dẻo được cho là đầu tiên trên toàn thế giới, lúc mới ra đời nam châm dẻo này hoạt động ở nhiệt độ cực thấp nên chưa thể ứng dụng vào thực tế được, sau này có nhiều nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu về nam châm dẻo nhưng cũng chưa có đột phá gì mới cả.
Một nhóm ở Durham có thể tạo ra nam châm dẻo có thể hoạt động ở môi trường có nhiệt độ cao hơn, đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình đưa nam châm dẻo ứng dụng vào cuộc sống, điển hình của ứng dụng đó là vỏ bọc của đĩa cứng máy tính làm bằng nam châm dẻo, đẫn đến sau này phát triển lên các loại đĩa cứng có dung lượng lớn hơn.
Đặc điểm nam châm dẻo
Về đặc điểm cấu tạo của loại nam châm dẻo này đó là nó được chế tạo từ một loại chất liệu polymer rất đặc biệt. Và trong cấu tạo của nó gồm hai thành phần chính đó là Tetracyanoquinodimethane (TCNQ) và base polyaniline (PANi). Trong đó chất TCNQ có khả năng tạo thành các gốc tự do còn PANi được biết đến là một chất dẫn điện có những tính năng giống như kim loại bền tồn tại ở trong không khí.
Mặt khác người ta cũng đã nhận định rằng từ tính của polymer yếu hơn nhiều so với các loại nam châm được chế tạo từ các nguyên tố kim loại truyền thống. Tuy nhiên những nhà khoa học vẫn tin tưởng sẽ cải thiện chúng bằng cách phương pháp tối ưu nhất có thể để từ đó nâng cao hiệu quả ứng dụng đất hiếm trong thực tiễn.
Hơn nữa, ngoài việc được dùng để làm đĩa cứng cho máy tính thì nam châm dẻo còn có những ứng dụng rộng rãi khác trong đó đáng chú ý là lĩnh vực y học.
Hiện nay nam châm dẻo đã được ứng dụng rất phổ biến với nhiều loại khác nhau từ nam châm dẻo dạng cuộn, dạng A4 cho đến dạng dây, dạng lá. Cụ thể với một số mẫu nam châm dẻo phổ biến :
– Nam châm dẻo A4: có kích thước như một tờ giấy A4, độ dày khoảng 0.5cm. Có thể in trực tiếp hình ảnh, văn bản lên mặt còn lại của nam châm.
– Nam châm dẻo dạng cuộn: được làm bằng hợp chất nhựa hoặc cao su kết hợp với bột từ của nam châm ferrite tạo thành tấm dài 620mm (thông thường), có độ dày từ 0.5mm đến 2mm.
– Nam châm dẻo màu: gồm nhiều màu sắc khác nhau, với một mặt có màu , mặt còn lại có từ tính, giúp thiết kế, cắt gọt thành các hình dạng khác nhau.
– Nam châm dẻo dạng dải: giống như một cuộn vải, có thể thực hiện thao tác thiết kế in ấn dễ dàng trên một mặt, mặt còn lại có từ tính để hít vào bề mặt sắt.
Xem thêm: Nam châm đất hiếm hình nhẫn