Năm 1600, nhà khoa học Gilbert đã nhận định rằng Trái Đất là một thỏi nam châm khổng lồ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai có thể giải thích một cách tường tận từ trường của Trái Đất. Các nhà khoa học và địa lý cho rằng từ trường Trái Đất là do những dòng đối lưu của lớp chất lỏng nóng chảy bên ngoài lõi Trái Đất. Lý thuyết Dynamo đề xuất những dòng này tương tự như dòng điện, và vì vậy sinh ra từ trường. Do có mặt từ trường nên mọi kim la bàn đều chỉ về cực Bắc từ Trái Đất, điểm này hiện nay nằm gần với cực Bắc địa lý của Trái Đất. Đây cách định nghĩa truyền thống về cực Bắc của nam châm, mặc dù cũng có những định nghĩa tương đương khác. Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, từ trường chính của trái đất được tạo thành từ các lõi ngoài chiếm rất cao so với cái từ trường có nguồn gốc bên ngoài trái đất và lại hay biến đổi gây nên những tác động với những sinh vật sống. Trái Đất cũng có 2 cực địa từ giống như nam châm ,tuy nhiên 2 cực địa từ của trái đất không trùng với 2 cực địa lý như chúng ta hay lầm tưởng. Cách cực Bắc Địa Cầu khoảng 800 km ,từ cực Bắc nằm ở vị trí 700 độ Vĩ Bắc và 960 độ Kinh Tây, trên lãnh thổ Canađa. Cách cực Nam Địa Cầu khoảng 1000 km, từ cực Nam nằm ở vị trí 730 độ Vĩ Nam và 1560 độ Kinh Đông, ở vùng Nam cực. Trái đất là một nam châm khổng lồ ?