Tìm hiểu về đất hiếm
Nguyên tố đầu tiên có trong ứng dụng đất hiếm được các nhà khoa học phát hiện vào 1787. Hiện nay, đa số chúng được ứng dụng đất hiếm trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng. Điều đặc biệt là con người dùng tới 17 nguyên tố có trong đất hiếm dùng để sản xuất các bộ phận linh kiện có trong nhiều thiết bị, điển hình là điện thoại di động, pin năng lượng mặt trời, các motor điện mang hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam cham trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và kể cả các thiết bị dùng trong vũ trụ cũng dùng tới chúng. Bên cạnh đó, đất hiếm còn là loại nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng thân thiện môi trường. Theo tờ báo The Christian Science Monitor, trong những năm đầu của thập niên 40 thì đất hiếm là dạng vật liệu mà mà ít người biết đến. Tuy nhiên sau khi Frank Spedding, nhà hóa học người Mỹ đã tìm ra phương pháp có thể phân tách và tinh chế từng nguyên tố riêng thì cộng đồng giới khoa học mới thực sự chú ý tới nó. Còn những tác dụng của đất hiếm thực sự bắt đầu được khám phá trong những thập niên 60. Mặc dù được chúng được gọi là đất hiếm, tuy nhiên trên thực tế thì những nguyên tố có trong thành phần cấu tạo của đất hiếm xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, tương đương với mạ kền hay thiếc. Tuy vậy chúng không dễ khai thác và chiết tách ra các thành phần riêng.
Một số loại nguyên tố có trong đất hiếm được sử dụng để sản xuất ra những loại nam châm dẻo nhỏ hơn nhưng có khả năng mạnh hơn cả cho ô tô, ổ đĩa máy tính, thiết bị máy phát điện, động cơ và kể cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác có thể làm tăng khả năng chịu nhiệt cho các cánh quạt của động cơ phản lực và đồng thời giúp làm tăng thêm độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (đây là thiết bị dùng để quan sát trong bóng đêm).
Ứng dụng đất hiếm trong cuộc sống
+ Chế tạo nam châm vĩnh cửu trong máy phát điện
+ Đưa vào các chế phẩm trong phân bón vi lượng làm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh của cây trồng
+ Chế tạo nam châm trong các máy tuyển từ trong khai khoáng
+ Dùng để diệt mối mọt, các cây mục đảm bảo di tích lịch sử
+ Chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình
+ Xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và sử lý môi trường
+ Làm vật liệu siêu dẫn
+ Ứng dụng trong công nghệ laser
– Thông tin ứng dụng đất hiếm ở Việt Nam và trên thế giới
Việt Nam cũng là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).