Con người đã biết về nam châm từ hàng ngàn năm và họ đã sử dụng chúng vào thực tế như la bàn. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết đến đá nam châm (một khoáng chất giàu sắt) có thể hút các thành phần khác của sắt. Nam châm trong suốt “hành trình” phát triển đã đóng góp không ít cho con người. Hãy cùng khám phá 6 điều “bí ẩn” ở những vật liệu từ tính này.
Từ tính là gì?
Chơi với nam châm là một trong những bài học đầu tiên của khoa học mà hầu hết trẻ em rất muốn tìm hiểu, khám phá. Bởi vì nam châm rất dễ sử dụng, khá an toàn và tạo được nhiều trò chơi thú vị. Một trong những điều tuyệt vời của nam châm chính là khả năng hút hoặc đẩy các nam châm khác thông qua một lực mà ta gọi là từ trường.
Đối với người cổ đại, từ tính này có vẻ giống như một trò ảo thuật. Hàng ngàn năm sau kể từ ngày xuất hiện, con người đã hiểu được những gì xảy ra bên trong vật liệu từ tính. Làm thế nào cấu trúc nguyên tử của chúng gây ra các tính chất từ; cách điện và từ tính thực sự chỉ là hai mặt của một đồng xu: điện từ. Một khi các nhà khoa học có thể nói từ tính là kỳ lạ, là động lực vô hình hấp dẫn giữa các vật liệu nhất định. Ngày nay, chúng ta có nhiều khả năng để xác định đó là một lực tạo ra bởi dòng điện (bản thân gây ra bởi các electron di chuyển).
Vật liệu từ tính và 6 điều bạn nên biết
Từ trường giữa hai cực đối diện của hai nam châm thanh co thể hút mạnh vào nhau. Chúng ta hầu như không thể thấy được từ trường, nhưng nếu bạn rắc một ít mạt sắt (hạt nhỏ cạo từ một thanh sắt) vào một mảnh giấy và giữ nó ở trên các nam châm, bạn có thể thấy được từ trường bên dưới.
6 điều cần biết về nam châm
Hầu như mọi người đều biết sáu đặc tính cơ bản quy định sự hoạt động của nam châm:
– Một nam châm có hai đầu được gọi là cực, một trong số đó được gọi là cực bắc chỉ về hướng Bắc, cực còn lại được gọi là cực Nam sẽ chỉ về phương Nam.
– Cực bắc của một nam châm thu hút cực nam của nam châm thứ hai, trong khi cực bắc của một nam châm đẩy lùi cực bắc của nam châm khác. Vì vậy, chúng ta có những câu nói phổ biến: cùng cực thì đẩy, khác cực thì hút.
– Một nam châm tạo ra lực từ tính vô hình xung quanh được gọi là từ trường.
– Cực bắc của nam châm hướng về cực bắc của Trái Đất. Đó là bởi vì bản thân trái đất có chứa vật liệu từ tính và hoạt động như một nam châm khổng lồ.
– Nếu bạn cắt một thanh nam châm thành hai nửa, việc này cũng giống như bạn cắt một con giun đất. Bạn sẽ có được hai nam châm mới với hai cực được sinh ra.
– Một vật kim loại chẳng hạn như thanh sắt nếu để gần nam châm có thể bị từ hóa.